Hiện nay nhiều
nhà đầu tư trong nước và ngoài nước hiện chưa thể hoàn thành dự án theo đúng thời
hạn hoặc bị thu hồi đất, nguyên nhân sự việc này do Nhà đầu tư (NĐT) chưa được
sự hỗ trợ về mặt pháp lý để tiến hành giải tỏa, đền bù, giải phóng mặt bằng. Đồng
thời để được kinh doanh BĐS đòi hỏi các dự án phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Chính phủ VN
đang có nhiều cố gắng để tạo điều kiện cho NĐT, tuy nhiên, cách mà Chính Phủ
(CP) đang hướng tới là làm cho quá trình mua trực tiếp đất cũng như Dự án đã
hoàn thành trở thành suông sẻ hơn, đồng thời giảm bớt giấy tờ và thủ tục phức tạp
cho Doanh Nghiệp (DN).
Theo nghị định
15/2013 của CP về Luật XD 2014 yêu cầu phải quản lý chất lượng công trình XD.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có một công trình xây dựng nào bị sụp đổ, nghiêng lúng,
hay bị tai nạn vì thiết kế mà bắt tất cả những công trình XD nhà ở, chung cư phải
chứng minh thiết kế. Sự không tương thích này đã dẫn đến việc thực hiện không
thống nhất giữa các địa phương gây lúng túng cho các nhà ĐT. Bộ XD và Sở XD
không thể thẩm tra được hết các công trình XD trong vòng 40 ngày đối với các
công trình cấp 1 và 30 ngày đối với các công trình còn lại theo quyd định vì trên
thực tế thời gian bản vẽ kỹ thuật thiết kế XD mất từ 3 đến 6 tháng, nhưng với 3
tháng cơ quan chức năng thẩm tra bản vẽ thiết kế kỹ thuật thì DN phải mất thêm
từ 6 tháng đến 1 năm. Thời điểm tăng giá thì các NĐT (nhà đầu tư) tính đến lợi
nhuận trong thời điểm nóng lên nhưng khi mà xin được chủ trương các thủ tục để
công và bán ra thì lợi thuận có thể không còn nhiều, thậm chí là lỗ khi vừa mới
triển khai.
![]() |
Doanh nghiệp đang gặp nhiều vấn để về luật ảnh hưởng nhiều thời gian hoàn thành Dự án. |
Ngoài ra Luật
XD 2014 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, sau gần 2 năm
đi vào thực tế thì Luật XD đã phát huy nhiều ưu điểm như cải cách thủ tục hành
chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng. Tuy
nhiên, một số quy định về các điều khoản trong quy định của Luật XD bổ sung
2014 lại có nhiều điểm chưa rõ ràng. TP.HCM được xem là thị trường sôi nổi và
năng động nhất của BĐS, có những Dự án được phê duyệt 1/500 và có ý kiến cơ sở
được tiến hành thi công theo đúng thẩm quyền nghị quyết 43 của CP, tuy nhiên
các dự án trên lại phải xin giấy phép XD.
Điều 10 và điều
26 nghị định 59 của CP buộc tất cả các công trình có chiều cao từ 21 tầng trở
lên phải được thẩm định thiết kế cơ sở, tiếp theo đó là phải thẩm định thiết kế
kỹ thuật thi công ở Bộ XD. Điều này có nghĩa là tất cả 63 tỉnh thành khi muốn
XD phải mang hồ sơ về các công trình để được duyệt ở Bộ XD, sau khi có kết quả
thẩm định DN phải mang hồ sơ đó về xin cấp giấy phép XD của Sở XD trong khi CP
đã ban hành nghị quyết 43 ngày 6/6/2014 có quy định rõ ràng những dự án có phê
duyệt 1/500 thì không phải xin giấy phép XD. Hoạt động của 2 đơn vị này không
khớp nhau làm mất thời gian của DN. Thật sự mà nói thì quy định bất hợp lý về
việc cải cách hành chính mà bây giờ mình nói tới cải cách 1 cửa, cùng với 1 Dự
án đó thì đi đâu cũng phải quy về Sở XD để được cấp giấy phép XD mà trước đó phải
ra Bộ trình hồ sơ, sau khi được chấp thuận thì mới quay về Sở để xin giấy phép.
Với nhiều bất
cập của Luật XD 2014, cụ thể đối với nghị định số 78 đòi hỏi phải có xác nhận từ
Bộ XD phải nhanh chóng được sửa đổi mà giải pháp là giao về cho các tỉnh thẩm định
quyết định thi công, bên cạnh đó hiệp hội BĐS cũng kiến nghị về quy định nhà ở
từ 2.500 căn trở lại và tổng giá trị dưới 5.000 tỷ đồng thay vì phải xinh chủ
trương đầu tư của Thủ tướng thì nên cho các tỉnh và TP quyết định đầu tư chứ
không cần phải trình ra Bộ XD như hiện
nay.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Hãy nhận xét bài viết này.